21.8.1968 ngày đã kết thúc “Mùa Xuân Praha”4 min read
Reading Time: 4 minutesĐúng ngày hôm nay 21.8, nếu các bạn ra quảng trường “con ngựa” Václavské náměstí, thì sẽ thấy rất nhiều hoạt động triển lãm các bức ảnh, xe tăng từ năm 1968 và cả màn hình khổng lồ chiếu phim tài liệu đen trắng. Các bạn không biết ngày này có gì đặc biệt? Đó là CH Séc tưởng niệm thời “Mùa Xuân Praha” Pražské Jaro 21.8.1968.
Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền tổng bí thứ đảng Cổng sản Tiệp Khắc ÚV KSČ, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.
Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.
Những cuộc cải cách, không được bên Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công thì Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả toàn nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của sinh viên Jan Palach, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.
Và nếu bạn đã ghé thăm qua quảng trường con ngựa, trước Muzeum viện bảo tằng quốc gia Séc, sé thấy chữ thập tưởng niệm nơi tự thiêu của sinh viên Jan Palach này.
Sau cuộc xâm lược, Tiệp Khắc bước vào một giai đoạn “bình thường hoá”: những nhà lãnh đạo sau đó đã tìm cách tái lập các giá trị chính trị và kinh tế từng có trước kia, trước khi Dubček giành được quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Gustáv Husák, người thay thế Dubček và cũng trở thành Chủ tịch nước, đã đảo ngược hầu hết các biện pháp cải cách của Dubček. Mùa xuân Praha đã trở nên bất tử trong âm nhạc và văn học như trong tác phẩm của Václav Havel, Karel Husa, Karel Kryl và Milan Kundera với cuốn tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham .
Alexander Dubček: tổng bí thứ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ÚV KSČ
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha