Sangu

HƯỚNG DẪN QUA VIDEO LUẬT PHÁP & XÃ HỘI SÉC

Chuẩn bị đệ đơn xin cư trú định cư (TRVALÝ POBYT) sau 5 năm cư trú tại CH Séc.23 min read

Th9 14, 2015 11 min

Chuẩn bị đệ đơn xin cư trú định cư (TRVALÝ POBYT) sau 5 năm cư trú tại CH Séc.23 min read

Reading Time: 11 minutes

Những người ngoại quốc nếu đã đáp ứng 5 năm cư trú trên lãnh thổ Séc, thì theo luật có thể xin cư trú định cư Trvalý pobyt. Chỉ có những người có cư trú dài hạn mục đích du học thì thời gian ở Séc sẽ chỉ được tính một nửa thôi.

Đơn xin cư trú định cư sẽ phải nộp tại Cục chính sách di dân và tị nạn (OAMP) Bộ Nội vụ Séc theo địa chỉ cư trú của người ngoại quốc. Đơn này bao giờ cũng phải được đệ trực tiếp bởi cá nhân đó, không ủy quyền được.

VIDEO hướng dẫn cách khai giấy xanh, bấm vào để xem:

36-Copy-1-670x300

Theo luật khi đệ đơn phải kèm theo những giấy tờ:

 

 

 1) giấy thông hành/Hộ chiếu ví dụ như:

 

-giấy thông hành được nhà nước CH Séc công nhận,

-giấy chứng minh nhân dân EU,

-hộ chiếu ngoại kiều với giá trị trên các nước trên thế giới, (Hộ chiếu Việt Nam)

-giấy thông hành, hộ chiếu do CH Séc cấp trên cơ sở hiệp định quốc tế.

Lưu ý: giấy thông hành/Hộ chiếu không có giá trị nếu:

-đã hết thời hạn, giá trị ở trong giấy/Hộ chiếu,

-bị hư hỏng đến nỗi không thể đọc được các thông tin,

-có thông tin sai lệch (ví dụ họ tên thay đổi sau khi kết hôn),

-hoặc ảnh hồ sơ không giống người đệ đơn,

-chủ nhân của Hộ chiếu đã được khai báo là qua đời,

Trong trường hợp người đệ đơn ít hơn 15 tuổi và không có giấy thông hành thì chỉ cần chứng minh bằng giấy thông hành/Hộ chiếu của phụ huynh, trong đó có thông tin về đứa trẻ.

 

2) Đã đạt mức thời gian sinh sống trên lãnh thổ Séc 5 năm.

 

3) 2x ảnh hồ sơ với kích cỡ 35 mm x 45 mm, phải đúng hình dạng trong thời điểm đệ đơn.

 

4) Giấy đảm bảo nơi ăn ở trên lãnh thổ CH Séc có thể chứng minh bằng nhiều cách:

 

a) Giấy chứng minh sở hữu căn hộ hoặc nhà

  1. Giấy chứng mình như thế là giấy bản gốc hoặc bản sao có công chứng từ ủy ban quản lí bất động sản (katastru nemovitostí), hoặc hợp đồng mua bất động sản nơi có ghi rõ người chủ mới trong danh sách ủy ban quản lí bất động sản. Cũng có thể nộp giấy in từ danh sách bất động sản qua mạng internet, hoặc giấy cam kết sở hữu bất động sản với thông tin chính xác về địa chỉ của bất động sản đó.
  2. Nếu người đệ đơn là người cùng sở hữu bất động sản, hoặc sở hữu bất động sản cùng vợ/chồng, thì không cần sự đồng ý của người cùng sở hữu bất động sản nữa.
  3. Nếu người ngoại quốc chứng minh rằng người sở hữu bất động sản là vợ/chồng, mà người ngoại quốc cùng chung sống trong hộ gia đình, thì không cần chứng nhận sự đồng ý cung cấp nơi ở từ vợ/chồng nữa. Trường hợp tương tự là những đứa trẻ cùng chung sống với bố mẹ trong cùng hộ gia đình, mà bố hoặc mẹ là người sở hữu bất động sản, thì chỉ cần trình giấy chứng nhận sở hữu bất động sản của bố/mẹ, chứ không cần sự đồng ý cung cấp nơi ở nữa.

 

b) Giấy chứng nhận có quyền sử dụng căn hộ hoặc nhà

  1. Giấy chứng nhận này có thể là hợp đồng thuê nhà bản gốc hoặc bản sao được công chứng, hoặc hợp đồng cho phép sử dụng căn hộ, hoặc giấy khác có nội dung tương tự.
  2. Điều kiện là hạn giá trị của hợp đồng (ví dụ khi hợp động được ký có hạn đến ngày cụ thể, thì phải có hợp đồng bổ xung kéo dài thêm thời giạn)
  3. Nếu giấy chứng nhận nơi ở là hợp đồng dạng “thuê lại của người thuê” ký kết giữa người đệ đơn và người thuê nhà theo luật § 2274 đến 2278 luật công dân, thì sẽ cần thiết chứng minh sự có thật của hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người thuê nhà.
  4. Khi hai bên ký kết hợp đồng thì không cần công chứng chữ ký.
  5. Nếu người đệ đơn bổ xung hợp đồng thuê nhà mà trong đó người đó không phải là người thuê, mà chỉ được ghi vào đó là người chung sống cùng hộ gia đình của người thuê nhà thôi, thì giấy chứng nhận kiểu này cũng được chấp nhận. Không cần bổ xung giấy của chủ nhà cho phép cho người đệ đơn sinh sống trong nhà đó.
  6. Nếu người đệ đơn bổ xung hợp đồng thuê nhà mà người đứng tên hợp đồng thuê là vợ/chồng hoặc bố/mẹ (nếu chưa thành niên), thì không cần giấy tờ nào nữa, chỉ cần hợp đồng thuê nhà đó mặc dù tên người đệ đơn không được ghi trong hợp đồng đó. Cũng không cần giấy chứng nhận đồng ý của vợ/chồng hoặc bố/mẹ (của trẻ chưa thành niên) hoặc sự đồng ý của chủ nhà cho người đệ đơn này ở trong nhà đó.
  7. Nếu người đệ đơn là người cùng thuê (theo luật § 2270 bộ luật dân sự) thì sẽ không cần sự đồng ý cũng những thành viên còn lại. Quyền sự dụng sẽ được nêu rõ ra từ điều là người đó cùng đứng tên trong hợp đồng thuê.

 

c) Giấy chứng nhận của người chủ nhà hoặc người sử dụng nhà cho phép người ngoại quốc ở

  1. Giấy chứng nhận của chủ nhà hoặc người có quyền sử dụng nhà phải được ký kết trước công chứng, nếu không được ký kết trước sự chứng kiến của nhân viên phòng ngoại kiều (Bộ Nội vụ CH Séc).
  2. Giấy chứng nhận của chủ nhà hoặc người có quyền sử dùng nhà không phải công chứng nếu người đệ đơn xin tạm trú của người công dân EU, hoặc thành viên gia đình của người EU.
  3. Giấy chứng nhận của chủ nhà hoặc người có quyền sử dùng nhà không phải công chứng nếu được in ra từ mạng điện tử. Trong trường hợp này phải có chữ ký điện tử của chủ nhà hoặc người thuê nhà, hoặc không cần chữ ký điện tử nhưng phải được rút ra từ hòm thư điện tử của người đệ đơn.
  4. Nếu là tài sản chung của các đối tác, hoặc tài sản của vợ chồng, thì Bộ Nội vụ sẽ chấp nhận giấy chứng nhận này, ngay cả khi trong giấy chứng nhận không có chữ ký của những đối tác khác (theo cổ phần của bất động sản) hoặc của vợ/chồng.
  5. Nếu người cung cấp nơi ở không phải là người chủ bất động sản, nhưng mà là người có quyền sự dụng bất động sản (người thuê căn hộ vv.) thì cần thiết bổ xung thêm vào đơn xin cư trú- giấy chứng nhận có nơi ăn ở-chứng minh có quyền được ở-hoặc bằng hợp đồng giữa người thuê và chủ bất động sản.
  6. Nếu giấy chứng nhận nơi ăn ở đó không có chữ ký trực tiếp của người chủ nhà hoặc người có quyền sử dụng nhà, nhưng lại ủy quyền lại cho người khác, thì phải có công chứng chữ ký của người chủ hoặc người có quyền sở hữu bất động sản.
  7. Nếu người chủ sở hữu bất động sản hoặc người có quyền sử dụng bất động sản là pháp nhân (ví dụ công ty thương mại) thì nếu giấy chứng nhận nơi ăn ở của người đệ đơn được cá nhận ký (ví dụ người đại diện công ty), thì chữ ký phải được công chứng (ngay cả khi có dấu của công ty trong giấy chứng nhận).

d) Xác nhận điện tử chứng minh nơi ăn ở

  • Trong trường hợp là giấy xác nhận điện tử chứng minh nơi ăn ở phải được ký bởi chữ ký điện tử của người có quyền, hoặc không cần chữ ký điện tử nhưng phải có từ hòm thư điện tử. Trong trường hợp này người đệ đơn có thể mang theo giấy chứng nhận điện tử này trong thiết bị dữ liệu (ví dụ thẻ nhớ flash).
  • Giấy chứng nhận nơi ăn ở người ngoại quốc có thể gửi qua đường điện tử vào hòm thư của Bộ Nội vụ địa chỉ posta@mvcr.cz.
  • Nếu đơn xin cư trú của người ngoại quốc được đệ tại Cơ quan đại diện ở nước sở tại thì giấy chứng nhận nơi ăn ở có thể gửi qua đường điện tử cho Đại sứ quán CH Séc epodatelna@mzv.czhoặc hòm thư điển tử e4xaaxh. Trong tin phải có địa chỉ chính xác của Cơ quan đại diện.

Tải mẫu giấy chứng nhận nơi ăn ở:

Chủ nhà là người tư nhânpotvrzeni-o-zajisteni-ubytovani-fo-doc.aspx

Chủ nhà là công ty hoặc trường họchttp://www.mvcr.cz/soubor/informace-pro-cizince-formulare-potvrzeni-o-zajisteni-ubytovani-po-doc.aspx

 

5)     Chứng minh tài chính cho mục đích cư trú định cư

 

Trong trường hợp này thì việc chứng minh tài chính sẽ được quy định riêng theo luật cư trú người ngoại quốc, bằng việc chứng minh thu nhập hàng tháng của người đệ đơn cùng với người trong hộ gia đình tại Séc (tổng cộng thu nhập của người xin cư trú và thành viên trong gia đình có cư trú mục đích đoàn tụ).

  • Tổng số tiền đó phải được nêu như thu nhập tổng hàng tháng, không được thấp hơn so với tổng mức sống tối thiểu của người nộp đơn và người cùng chung sống trong hộ gia đình (các thành viên trong gia đình) theo các tiêu chuẩn và số tiền tối đa cho chi phí nhà ở theo luật pháp trợ cấp xã hội, hoặc số tiền người ngoại quốc chứng minh vào việc chi phí hợp lý thực tế cho nhà ở.
  • Thu nhập được coi là thu nhập tính theo luật về mức sống tối thiểu, ngoại lệ là thu nhập một lần, trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp thất nghiệp, bồi dưỡng và việc hỗ trợ vật chất; cho mục đích tính thu nhập luật § 8 2-4 về mức sống tối thiểu không áp dụng.
  • Đối với mục đích này cần thiết chứng minh tổng thu nhập hàng tháng của người nước ngoài cũng đáp ứng các yêu cầu về sự thu nhập thường xuyên đó. Để chứng minh thu nhập như vậy không thể chứng minh bằng bảo sao chép từ tài khoản trong nhà băng được. Thu nhập hàng tháng là tiền cần cho mục đích cư trú dài hạn đoàn tụ gia đình của người đệ đơn và người cùng chung sống trong hộ gia đình.
  • Thu nhập của thành viên trong cùng hộ gia đình cùng chung sống trên lãnh thổ. Không cần chứng minh nếu thu nhập riêng của người đệ đơn đủ đạt mức quy định.
  • Những người chung sống trong hộ gia đình: bố/mẹ, trẻ em chưa thành niên, trẻ em còn đi học, vợ chồng đã được đăng ký theo luật pháp, những người khác cùng chung sống trong hộ gia đình, ngoài những người có giấy tường trình là dù chung sống nhưng không trả chi phí ăn ở cùng hộ gia đình.
  • Nếu người đệ đơn có trẻ em chưa đủ tuổi tự lập, mà đã bị ủy ban quyết định đưa cho người bố/mẹ nuôi riêng (sau khi ly hôn), thì đứa trẻ sẽ không được tính như người cùng hộ gia đình cùng người đệ đơn.
  • Nếu người đệ đơn là trẻ em đang sinh sống trong hộ gia đình với một trong 2 phụ huynh sau ly hôn, mà người bố/mẹ kia không cùng chung sống trong hộ gia đình, thì tiền nuôi con của người đó sẽ được tính như thu nhập của đứa trẻ với mục đích đệ đơn.

Tiền sinh hoạt tối thiểu

  • Người ngoại quốc không cùng sinh sống với ai trong hộ gia đình có mức tiền sinh hoạt tối thiểu theo quy định chính phủ 409/2011 Sb là 3 410 Kč hàng tháng.
  • Người ngoại quốc cùng sinh sống với ai đó trong hộ gia đình: trong trường hợp này tiền sinh hoạt tối thiểu sẽ được tính theo từng bậc. Thứ tự được xếp từ người lớn đến trẻ em. Xếp từ người cao tuổi nhất.
  • Số tiền sinh hoạt tối thiểu của người cùng hộ gia đình (người lớn) xếp đầu là 3 140 Kč.
  • Số tiền sinh hoạt tối thiểu của người cùng hộ gia đình (trẻ con) xếp đầu là:
  • 2 830 Kč trẻ em từ 15 tuổi, không đi học nữa,
  • 2 450 Kč trẻ em vẫn đi học từ 15 đến 26 tuổi,
  • 2 140 Kč trẻ em vẫn đi học từ 6 đến 15 tuổi,
  • 1 740 Kč trẻ em từ 6 tuổi.

 Chi phí cho nhà ở

Chi phí quy chuẩn cao nhất cho nhà ở  người đệ đơn từ thời điểm từ 1. 1. 2015 đến 31. 12. 2015 theo quy định của chính phủ số 327/2014 Sb.

  • 7 623 Kč của một người,
  • 10 957 Kč của hai người trong gia đình,
  • 14 903 Kč của ba người trong gia đình,
  • 18 674 Kč của bốn và nhiều người hơn trong gia đình.
  • Nếu người ngoại quốc có thể chứng minh rằng chi phí nhà ở của mình cùng người trong hộ gia đình khác với chi phí quy chuẩn, thì phải tính tổng thu nhập sinh hoạt tối thiểu và chứng minh số chi phí nhà ở thật (ví dụ các hóa đơn tiền nhà, hợp đồng vv).
  • Chi phí cho nhà ở bao gồm khoản tiền thuê nhà hoặc số tiền khác trả tiền cung cấp nơi ở, tiếp đó là tiền chi phí khí ga đốt, điện, nước, thải nước, rác, lò sưởi hoặc những chi phí khác có bao gồm trong lệ phí cung cấp nơi ở.

Hình thức chứng minh tổng thu nhập hàng tháng của người ngoại quốc (hoặc cả người cùng sống trong hộ gia đình) có thể chứng mình bằng cách:

  • nếu là thu nhập từ lao động- giấy chứng nhận của chủ lao động về mức lương trung bình sau khi trừ thuế của quý trước. Khoản tiền này phải đạt theo quy định. Bổ xung thêm hợp đồng lao động bản gốc hoặc công chứng bản sao.
  • nếu là thu nhập từ kinh doanh (ví dụ của giấy phép kinh doanh, cổ đông của công ty v.o.s. hoặc k.s.) – theo mức thuế thu nhập của thời gian cuối. Bổ xung thêm giấy chứng nhận mức bảo hiểm của phòng bảo hiểm xã hội và hãng bảo hiểm y tế VZP nếu có tham gia bảo hiểm công cộng.
  • nếu là người có thu nhập từ công ty thương mại (cổ đông trong công ty s.r.o. hoặc công ty a.s. và k.s.) hoặc hợp tác xã (družstvo).
  • biên bản phiên họp của công ty thương mại hoặc hợp tác xã mà có công khai việc chia lợi nhuận của các cổ đông.
  • nếu là người thành viên công ty thương mại hoặc hợp tác xã và công ty trách nhiệm hữu hạn thì sẽ có bản chứng nhận mức lương từ công việc trong các công ty đó.
  • chứng nhận của ban ngành nhà nước gốc của người ngoại quốc, là có trợ cấp của do nước đó cung cấp. Giấy chứng nhận đó phải được dịch sang tiếng Séc và phải chứng minh rằng người ngoại quốc có số tiền đó dùng trên lãnh thổ Séc.
  • nếu nói về thu nhập không thể chứng minh được (ví dụ theo các cách nêu trên), thì có thể trình bằng chứng nhận từ tài khoản ngân hàng và chủ tài khoản đó là người đệ đơn, có chứng minh được rằng trong vòng 6 tháng cuối có khoản tiền gửi vào tài khoản đều đặn.

 

6)    Giấy chứng nhận thi tiếng Séc

Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ tham gia cuộc thi tiếng Séc thành công là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi người ngoại quốc muốn đệ đơn xin cư trú TRVALÝ POBYT, tức là định cư (vĩnh trú) theo điều § 68 trong luật cư trú người ngoại quốc (tức là sau 5 năm cư trú trên lãnh thổ liên tiếp).

  • Giấy chứng nhận khả năng giao tiếp bằng tiếng Séc phải được cấp bởi cơ sở đào tạo (trường học) có tên trong danh sách những cơ sở được phép tổ chức các cuộc thi theo quy định của Bộ giáo dục thanh niên và thể dục CH Séc. Danh sách những cơ sở này bạn có thể lấy tại các phòng ngoại kiều (Bộ Nội vụ CH Séc).
  • Giấy chứng chỉ thi tiếng Séc sẽ không đòi hỏi trong trường hợp nếu người ngoại quốc:
    1. chưa đủ 15 tuổi,
    2. chứng minh rằng trong thời gian 20 năm trước khi đệ đơn xin TRVALÝ POBYT đã tham gia tối thiểu là 1 năm học tại trường phổ thông hoặc trung học, hoặc 1 năm (2 kỳ học) tại trường đại học chương trình hệ tiếng Séc, hoặc chương trình nhằm vào việc đào tạo ngôn ngữ Séc ở trường đại học
    3. chứng minh rằng mình đã thi bằng tiếng Séc khác có trình độ cao hơn hoặc ít nhất là bằng yêu cầu của bằng tiếng Séc do Bộ Nội vụ nêu ra (bằng A1 cho người ngoại quốc),
    4. chứng minh rằng có khuyết tật hoặc tổn thương tâm thần ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp
    5. đã đạt tuổi 60.
  • Cuộc thi tiếng Séc đầu tiên sẽ được nhà nước tài trợ bằng tờ phiếu. Tờ phiếu này sẽ cấp cho người ngoại quốc tại bất cứ phòng ngoại kiều (Bộ Nội vụ) nào trên toàn quốc. Mỗi người ngoại quốc chỉ được nhận một lần.

 

7) Nếu được đề nghị thì bổ sung thêm:

 

giấy trích lục không tiền án tiền sự; người ngoại quốc khi đệ đơn xin cư trú dài hạn không cần nộp thêm trích lục bạ này bởi vì phòng ngoại kiều sẽ tự tải về. Trong vài trường hợp nếu được yêu cầu thì người ngoại quốc sẽ phải bổ sung giấy trích lục đó từ nơi mình đến, hoặc là có thể tự trình khai nếu nước của họ không phát loại giấy này. Giấy này cũng không đòi hỏi từ những người dưới 15 tuổi.

Tất cả các giấy tờ KHÔNG được cũ hơn 180 ngày, ngoài lệ là giấy thông hành, giấy khai sinh, giấy chứng nhận thi bằng tiếng Séc, và ảnh hồ sơ.

 

Nguồn web Bộ Nội vụ CH Séc: http://www.mvcr.cz/clanek/obcane-tretich-zemi-trvaly-pobyt.aspx?q=Y2hudW09Mg%3d%3d

 

Quảng cáo:

[masterslider id=”26″]