Sangu

LUẬT EET

Tư vấn vào EET: Cách hợp thức hoá hàng tồn không có hoá đơn.6 min read

Th12 21, 2016 4 min

Tư vấn vào EET: Cách hợp thức hoá hàng tồn không có hoá đơn.6 min read

Reading Time: 4 minutes
 
Tôi có nhiều hàng tồn không có nguồn gốc thì muốn hợp thức hoá như thế nào?

 

Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm tới. Nhất là những ai buốn bán đồ hàng vải, tự hứa với bản thân là bán nốt số hàng này và năm sau sẽ chỉ lấy hàng của người cấp hoá đơn hẳn hoi thôi. Nhưng số hàng cũ bây giờ không bán kịp hết, thì tính sao?…

img_02

Ví dụ nếu ai đó có trong kho và cửa hàng số lượng hàng hoá tồn tầm 1 500 000 Kč (giá lấy vào), nhưng không có hoá đơn, hoặc hoá đơn rất ít từ những năm 2015-2016, thì khi bán ra qua EET vào năm 2017 nhà nước sẽ thấy doanh thu, nhưng ngược lại không chứng minh được chi phí (faktura, hoá đơn cũ của năm 2015-2016 rồi, không áp dụng được cho năm 2017).
Vì vậy nếu bán ra năm 2017 thì sẽ bị tính thuế từ cả cái 1 500 000 Kč (giá lấy vào) và (ví dụ) 200 000 Kč tiền lãi (tổng 1 700 000 Kč), coi như mình lãi hết và phải trả thuế thu nhập từ 1 700 000 Kč.

Nếu làm kế toán, trong đó sẽ có mục kiểm kê kho tàng cuối năm.

Cứ đến 31.12 chúng ta kiểm kê kho tàng từng mặt hàng và giá trị của nó, sau đó ghi vào sổ sách, mang cho kế toán viên và chuyển số hàng đó vào năm mới. Vậy khi bán ra 1 700 000 Kč sẽ bị đánh thuế vào cái lãi trong số đó thôi (ví dụ 200 000 Kč lãi và gốc 1 500 000 Kč là chi phí-hàng trong kho tàng)

Như vậy, hợp thức hoá như thế nào?
Đây chỉ là những phương án chung chung, còn con số chi tiết hơn thì phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Ví dụ:

Phương án A

Tôi sẽ thành lập công ty SRO mới tinh, với ičo mới, tôi sẽ là một trong cổ đông và tôi vẫn là người kinh doanh cá thể OSVČ, sau đó sẽ bán lại cho SRO số hàng ví dụ 800 000 Kč (không nên quá 1 000 000 Kč để đỡ rơi vào DPH). Vậy về phía SRO số hàng đó có nguồn gốc (tờ faktura mà tôi, OSVČ sẽ cấp cho SRO mới). Thuế người OSVČ sẽ không cao, vì có thể áp dụng „chi phí 60% không công khai nguồn gốc“ do luật đưa ra. Tức là 800 000 Kč thì trong đó (60%-tối đa được áp dụng 1,2 triệu Kč) sẽ là 480 000 Kč tiền chi phí, lãi là 320 000 Kč và thuế thu nhập + bảo hiểm vv. sẽ tính ra từ con số 320 000 lãi này, nó không đáng kể.

CHÚ Ý:

-không nên bán nhiều quá 1 triệu tiền hàng
-không nên bán giá quá rẻ, nên bán với giá gốc, lãi O Kč
-nên ghi thêm điều kiện thanh toán OSVČ cho SRO chia đều ra nhiều năm, để SRO không bị mắc nợ ngay 800 000 Kč, mà sẽ trả góp ví dụ trong 5 năm.
-nếu tôi đang kinh doanh cá thể mà đã trả DPH, thì vào SRO sẽ trả luôn DPH và số tiền hàng 800 000 Kč kia cũng sẽ cộng thêm DPH trên faktura (thực phẩm 15%, đồ vải 21% vv.).

Phương án B

Tôi thành lập SRO mới, đồng thời sẽ ngừng hoạt động kinh doanh cá thể. Số hàng tồn kia tôi gọi (ví dụ qua văn phòng kế toán SANGU) người giám định viên „ZNALEC“ đến để đưa ra giá trị đống „đồ“ mà tôi muốn nộp góp vào SRO. Người ZNALEC sẽ không hỏi mình lấy hàng ở đâu. Nếu nộp ví dụ 800 000 Kč thì nó sẽ là vốn đầu tư nằm trong SRO. Công ty khi bán có doanh thu 900 000 Kč ra, thì sẽ trừ bên 800 000 Kč, nên thuế sẽ đánh từ cái lãi 100 000 Kč (thuế thu nhập SRO chỉ là 19%).

CHÚ Ý:

-không nên nộp quá nhiều hàng, đồ vật vào một lúc, bởi nếu „ai“ hỏi lấy đâu ra?? thì với vài trăm nghìn sẽ „có thể“ giải thích được
-số hàng này nộp vào mục „vốn đầu tư“ chứ không phải vốn điều lệ
-người ZNALEC „giám định viên có cái hay là sẽ đứng về phía mình, vì mình thuê họ làm giám định, họ không phải là người của nhà nước!, đó chỉ như là nghề như luật sư, kế toán vv.
-người giám định viên không thể vẽ số tiền hàng cao hơn „có thể“

vv.

Với vấn đề nói trên, sẽ có nhiều hướng giải quyết, nhưng mọi việc phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của từng người. Nếu bạn muốn giải pháp chi tiết hơn mà có thể áp dụng được, thì nên đến văn phòng để tư vấn.

Lời tư vấn bởi:
Ing. Jakub Steinfeld
Chủ nhân công ty kế toán SFG Praha.
Tư vấn luật thuế và kiểm toán.

[masterslider id=”34″]

Trung tâm hội nhập tài chính SANGU

Václavské náměstí 58, Praha 1

ĐT: 774523789