Sangu

LUẬT EET

Thông tin cơ bản về luật EET55 min read

Th5 30, 2016 25 min

Thông tin cơ bản về luật EET55 min read

Reading Time: 25 minutes
Lưu trữ điện tử doanh thu (EET)

cuộc cách mạng trong doanh thu tiền mặt

 

Tổng thống Cộng hòa Séc đã ký duyệt vào ngày 30 tháng 3 năm 2016 một bước thay đổi lớn trong lưu trữ doanh thu (Luật về lưu trữ doanh thu). Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cộng hòa Séc (AMSP ČR) từ năm 2014 đã đàm phán với Bộ Tài chính về các điều kiện của hệ thống kinh doanh mới, cái gọi là Lưu trữ điện tử doanh thu (EET). Mục tiêu của chúng tôi là đàm phán đến cùng nhằm đi đến một chế độ hoạt động cho người kinh doanh sao cho đơn giản nhất, không tốn kém và không gây hạn chế trong hoạt động kinh doanh của họ.”

Nhờ sự tích cực, Hiệp hội đã đàm phán thành công những điều khoản nhượng bộ, mà tại nhiều nước khác áp dụng EET không hề có. Chúng bao gồm:

  • Thực hiện từng bước lưu trữ doanh thu, điều này không có ở bất cứ nơi nào khác.
  • Miễn giảm 5.000,- CZK như một khoản tiền phụ giúp cho các đơn vị cá thể để trang bị hệ thống EET.
  • Chúng tôi cũng đã yêu cầu thành công về việc khách hàng không phải lấy hóa đơn thanh toán, mặc dù ở một số nước điều này thậm chí còn bị phạt.
  • Chúng tôi đã yêu cầu thành công việc giảm thuế GTGT (DPH) từ 21% xuống 15% đối với dịch vụ ăn uống
  • Và một điều rất ý nghĩa là theo như thực tế, trong khi hầu như ở khắp mọi nơi trên châu Âu, máy tính tiền điện tử quy mô lớn là điều tất yếu phải có, không ngoại lệ, thì ở đây chúng ta có cơ hội để lựa chọn, việc mua một thiết bị đắt tiền không phải là không cần thiết, nhưng cũng chỉ cần mua thiết bị rất đơn giản là đủ.
 
Khái niệm

 

Lưu trữ điện tử doanh thu có nghĩa là việc mỗi thanh toán đều được lưu trữ và khách hàng sẽ nhận được từ người kinh doanh hóa đơn bán hàng có mang mã số. Thủ tục cụ thể như sau: muộn nhất khi thực hiện doanh thu lưu trữ người kinh doanh gửi bản tin dữ liệu thông qua kết nối mạng internet tới máy chủ của Cơ quan quản lý thuế, đây cũng là nơi sẽ lưu giữ những thông tin, và một mã số duy nhất sẽ được tạo ra. Mã số này sẽ được gửi ngược lại ngay lập tức cho người kinh doanh vào thiết bị đầu cuối để thiết bị in mã số này lên hóa đơn bán hàng. Mỗi ngày sẽ có hàng triệu lượt thao tác như vậy.

DOANH THU LƯU TRỮ LÀ BẤT KỲ MỘT VIỆC THANH TOÁN NÀO,

không phải ngẫu nhiên và được thực hiện dưới hình thức:

  1. a) tiền mặt, (tiền xu, tiền giấy, bất kể tiền Korun hay ngoại tệ)
  2. b) chuyển khoản khi bên thanh toán ra lệnh chuyển khoản cho người nhận là người nộp thuế đang phải lưu trữ doanh thu,(thường khi trả bằng thẻ)
  3. c) chi phiếu, hối phiếu hoặc
  4. d) những hình thức khác, khi hai bên công nhận như là phương tiện thanh toán mang tính chất tương tự như những phương tiện thanh toán nêu trên. (ví dụ phiếu ăn, phiếu tặng, vv.)

và đồng thời đây là những thu nhập từ kinh doanh của đơn vị nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc pháp nhân, với những điều kiện quy định tại Điều § 6 luật dự thảo về lưu trữ doanh thu, tất nhiên doanh thu không ngẫu nhiên.

BÁO CÁO SỐ TIỀN THU ĐƯỢC

Mỗi địa điểm bán hàng, thông qua người nhận doanh thu (bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, chi phiếu, chứng thư v.v…), phải báo cáo số tiền thu được bằng một việc làm rất đơn giản, cụ thể người điều hành địa điểm thương mại gửi bản tin dữ liệu về doanh thu lưu trữ dưới định dạng XML cho Cơ quan quản lý thuế  và trong vòng hai giây hệ thống sẽ gửi ngược lại xác nhận cùng với mã số duy nhất về việc đã nhận được bản tin dữ liệu. Theo kinh nghiệm của nước Croatia thì trong thực tế thời gian phản hồi sẽ ngắn hơn nhiều, thời gian trung bình chỉ trong khoảng 0,3 giây.

GỬI SỐ LIỆU VÀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Người nộp thuế có nghĩa vụ gửi số liệu về doanh thu lưu trữ chậm nhất tại thời điểm thực hiện doanh thu. Sau khi nhận được mã số duy nhất từ máy chủ của Cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế sẽ in mã số này trong hóa đơn bán hàng để đưa cho khách hàng. Tuy nhiên khách hàng không có nghĩa vụ phải nhận hóa đơn mua hàng này.

KIỂM TRA việc chấp hành luật do Cơ quan quản lý thuế cũng như Cơ quan hải quan tiến hành. Để phục vụ cho công việc kiểm tra cơ quan hữu trách có thể tiến hành mua kiểm tra. Khi không có mâu thuẫn về bản chất trong việc mua kiểm tra (tức không xẩy ra việc sau khi mua, hàng hóa bị mất giá trị hoặc dịch vụ đã được thực hiện), thì sau khi tiến hành mua kiểm tra người kiểm tra có thể hủy thương vụ và trả lại hàng đã mua.

LUẬT VỀ LƯU TRỮ DOANH THU:

(phiên bản Luật hiện tại, vào ngày 30. 03. 2016 Tổng thống Cộng hòa Séc đã ký phê duyệt và trong tháng tư năm 2016 đã ấn bản thành Luật):

 

Áp dụng từ khi nào?

Luật về lưu trữ doanh thu đã được Tổng thống nước Cộng hòa Séc ký phê duyệt ngày 30 tháng 3 năm 2016 và sẽ được tính với lịch trình sau đây cho việc áp dụng từng bước việc lưu trữ điện tử doanh thu.

  • Từ ngày 01 tháng 12 năm 2016chế độ EET sẽ áp dụng với nhóm Dịch vụ nhà nghỉ, Dịch vụ nhà hàng và quán ăn – CZ-NACE nhóm 55 và 56 (18 kB), ngày chính xác sẽ được công bố khi Luật về lưu trữ doanh thu được ấn bản thành Luật ban hành.
  • Từ ngày 01 tháng 03 năm 2017sẽ áp dụng với nhóm Bán lẻ và bán sỉ – CZ-NACE nhóm 45, 46 và 47 (18 kB).
  • Trong giai đoạn thứ ba, từ tháng thứ 15 sau khi thi hành Luật(vào khoảng 01. 03. 2018), các doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh khác sẽ tham gia, ví dụ: các ngành nghề tự do, giao thông vận tải và nông nghiệp, ngoại trừ những nhóm thuộc giai đoạn thứ tư.
  • Từ tháng thứ 18 sau khi thi ban hành Luật(vào khoảng 01. 06. 2018) những nhóm cuối cùng tham gia là những nhóm ngành nghề thủ công và các hoạt động sản xuất: Giai đoạn thứ tư – CZ-NACE nhóm 13-17, 20.4, 22, 23, 25, 31-33 43, 95, 96 (17 kB), thí dụ về các ngành nghề hoạt động khác nhau cho mỗi nhóm CZ-NACE và thông tin mô tả chi tiết về từng nhóm có trong tài liệu của Cục thống kê Séc và có thể tải về TẠI ĐÂY.

 

TÔI CẦN NHỮNG GÌ?

 

Nói chung để đáp ứng đầy đủ những điều kiện trong Luật về lưu trữ doanh thu cần phải có KẾT NỐI DỮ LIỆU (kết nối mạng internet hoặc internet di động). Tại thời điểm nhận thanh toán, kết nối mạng sẽ tạo điều kiện liên lạc trực tuyến với Cơ quan quản lý thuế, trong vòng 2 giây Cơ quan quản lý thuế  sẽ tạo ra và gửi ngược lại mã số xác định tài chính. Mã số này sẽ được in trên hóa đơn bán hàng.

Tiếp theo cần có THIẾT BỊ (máy) cũng như phần mềm hoặc chương trình ứng dụng để lưu trữ thanh toán (doanh thu), kết nối với Cơ quan quản lý thuế, nhận mã số xác định tài chính và gửi các số liệu, cũng như để in hóa đơn bán hàng (cung cấp cho khách hàng).

ĐĂNG KÝ trong trường hợp này có thể hiểu là Chứng thực. Đăng ký phục vụ cho việc đăng nhập vào máy chủ của Cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ trước khi thu nhận doanh thu lưu trữ đầu tiên phải nộp đơn xin Số liệu chứng thực.

Số liệu chứng thực có thể xin trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế, hoặc thông qua cổng điện tử của Cơ quan quản lý thuế  nhờ số liệu đăng nhập vào Hộp thư dữ liệu, nếu có (Czechpoint). Nếu đơn vị nộp thuế yêu cầu cấp số liệu chứng thực thông qua cổng điện tử của Cơ quan quản lý thuế nhờ những số liệu đăng nhập vào hộp thư dữ liệu (theo định dạng và cấu trúc do Cơ quan quản lý thuế  quy định), Cơ quan quản lý thuế  sẽ cấp ngay lập tức số liệu chứng thực cho người nộp thuế – thông qua hộp thư dữ liệu vừa đăng nhập. Nếu Đơn vị nộp thuế nộp đơn yêu cầu cấp số liệu chứng thực trực tiếp trong biên bản ghi nhận (tại Cơ quan quản lý thuế ), Cơ quan quản lý thuế  sẽ cấp ngay tại chỗ số liệu chứng thực trong quá trình làm việc. Sau khi kích hoạt tài khoản cổng điện tử nhờ số liệu chứng thực của người nộp thuế, người nộp thuế có thể lập ra một hay nhiều Chứng chỉ. Nhờ đó có thể đảm bảo được doanh thu lưu trữ thuộc người nộp thuế cụ thể nào và không thể xảy ra nhầm lẫn doanh thu lưu trữ sẽ thuộc người khác. Việc xin chứng thực có thể nên tiến hành làm trước, cụ thể từ ngày đầu tiên tháng lịch thứ năm sau ngày ban hành Luật, vào khoảng từ ngày 01. 08. 2016.

Đã thương lượng thành công về khoản tiền trợ giúp khi áp dụng EET dưới hình thức khoản tiền giảm giá một lần tiền thuế với số tiền 5.000,- cho doanh nghiệp cá thể khi mua thiết bị lưu trữ.

 

Theo thể loại và phương pháp lưu trữ doanh thu như hiện nay, có thể phân chia địa điểm thu ngân theo mấy nhóm thể loại, mỗi nhóm có giải pháp tối ưu khác nhau.

 

NHÓM THỂ LOẠI THỨ NHẤT:
Người kinh doanh hoặc chủ nhà hàng ẩm thực đã và đang làm việc với hệ thống thu ngân, hệ thống này sau khi chỉnh sửa phần mềm sẽ đủ khả năng kỹ thuật để đáp ứng được những yêu cầu của luật mới.

 

NHÓM THỂ LOẠI THỨ HAI:
Người kinh doanh hoặc chủ nhà hàng ẩm thực đã và đang làm việc với hệ thống thu ngân, tuy nhiên hệ thống này không đủ khả năng kỹ thuật để đáp ứng được Luật về lưu trữ doanh thu. Cụ thể đây là những máy tính tiền đơn giản dạng „máy tính kèm cuộn giấy in“, máy tính tiền đăng ký, những máy này hiện tại không thể kết nối mạng được hoặc khi sản xuất không có yêu cầu giao dịch qua internet.

 

NHÓM THỂ LOẠI THỨ BA:
Người kinh doanh hoặc chủ nhà hàng ẩm thực hiện nay chưa làm việc với bất kỳ một máy tính tiền nào và sẽ phải đầu tư công nghệ để đáp ứng đúng mục đích Luật đưa ra.

 

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Những phương án và giải pháp cho địa điểm thu ngân

(cho mục đích lưu trữ doanh thu, địa điểm thu ngân được hiểu là nơi thông thường thực hiện thu nhận doanh thu lưu trữ tại điểm hoạt động)

1. Điện thoại thông minh + máy in không dây

Đây là giải pháp giá thành thấp, cho quy mô hoạt động thực sự nhỏ, có ít khách hàng cũng như có doanh thu thấp. Thiết bị loại này không phù hợp cho việc sử dụng trong cửa hàng hoặc trong nhà hàng, tuy nhiên đối với quy mô hoạt động tầm nhỏ của một đơn vị kinh doanh bán lẻ với số lượng hóa đơn thanh toán in ra ở hàng đơn vị, thì giải pháp này là đủ. Đối với những điểm hoạt động tầm trung và lớn thì giải pháp này được xem là không phù hợp. Điện thoại thông minh cần phải có bổ sung thêm máy in không dây để in hóa đơn tính tiền.

Kết nối dữ liệu: WiFi, GSM (định mức thuê bao dữ liệu trên thẻ SIM của nhà cung cấp dịch vụ thuê bao)

Ưu điểm: Chi phí đầu tư rất thấp

Nhược điểm: Những thiết bị này không được sản xuất cho mục đích tương tự, chủ yếu đây là những thiết bị tiêu dùng, tuổi thọ thấp, công nghệ kém ổn định, sửa chữa thường xuyên, phần mềm cài đặt có thể bị hạn chế tính năng, pin thường có dung lượng nhỏ.

Giá:

  • Điện thoại thông minh, tùy thuộc vào mô hình và kích thước đường chéo màn hình, có giá chưa có thuế GTGT từ 2.000 CZK
  • Máy in, tùy theo mô hình, có giá chưa có thuế GTGT từ 2.000 CZK
  • Phần mềm như dịch vụ – giá chưa có thuế GTGT từ250 CZK mỗi tháng (tùy thuộc vào mức độ chọn dịch vụ)

 

2. Máy tính bảng + máy in không dây

Đây là giải pháp giá thành thấp, cho quy mô hoạt động thực sự nhỏ, có ít khách hàng cũng như có doanh thu thấp. Thiết bị loại này không phù hợp cho việc sử dụng trong cửa hàng hoặc trong nhà hàng, tuy nhiên đối với quy mô hoạt động tầm nhỏ của một đơn vị kinh doanh bán lẻ với số lượng hóa đơn bán hàng in ra ở hàng chục, thì giải pháp này là đủ. Đối với những nhà hàng có yêu cầu cao hơn về độ bền của công nghệ sử dụng thì giải pháp này vẫn còn là đề tài cần tranh luận ngay cả trong những điểm hoạt động tầm tương đối nhỏ. Đối với những điểm hoạt động tầm trung và lớn thì giải pháp này được xem là không phù hợp.

Kết nối dữ liệu: WiFi, GSM (định mức thuê bao dữ liệu trên thẻ SIM của nhà cung cấp dịch vụ thuê bao)

Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, giả thiết sẽ có những chào hàng thuận lợi từ phía các nhà cung cấp thiết bị sau khi áp dụng chế độ EET, kể cả khả năng cho thuê mượn, giao diện sử dụng thuận tiện thông qua Cổng thông tin Internet (đánh giá doanh thu bán hàng, mặc định danh mục), đảm bảo tính liên tục (sao lưu dữ liệu trong trường hợp mất / hỏng thiết bị)

Nhược điểm: Những thiết bị này không được sản xuất cho mục đích tương tự, chủ yếu đây là những thiết bị tiêu dùng, tuổi thọ thấp, pin thường có dung lượng nhỏ.

Giá:

  • Máy tính bảng, tùy thuộc vào mô hình và kích thước đường chéo màn hình, có giá chưa có thuế GTGT từ 2.500 CZK
  • Máy in, tùy theo mô hình, có giá chưa có thuế GTGT từ 2.000 CZK
  • Giá đỡ máy tính bảng có giá chưa có thuế GTGT từ 500 CZK
  • Phần mềm như dịch vụ – giá chưa có thuế GTGT từ 250 CZKmỗi tháng (tùy thuộc vào mức độ chọn dịch vụ)
3. Thiết bị đầu cuối cầm tay không có dịch vụ điện toán ĐÁM MÂY

Thiết bị có kích thước như kích thước của một máy tính tay, tích hợp tất cả các chức năng cần thiết cho việc lưu trữ doanh thu, kể cả khả năng in hóa đơn bán hàng. Đây là một giải pháp chuyên nghiệp cho các điểm hoạt động tầm tương đối nhỏ, kể cả các nhà hàng, với số lượng hóa đơn in ra ở hàng chục. Đặc biệt, giải pháp này thích hợp cho những người kinh doanh không có điểm hoạt động cố định hoặc ở những nơi không có điểm thu ngân. Đối với những điểm hoạt động tầm trung và lớn thì giải pháp này được xem là không phù hợp.

Kết nối dữ liệu: WiFi, GSM (định mức thuê bao dữ liệu trên thẻ SIM của nhà cung cấp dịch vụ thuê bao),  LAN – tùy theo mô hình cụ thể

Ưu điểm: Hoạt động ổn định, vận hành đơn giản, giả thiết sẽ có những chào hàng thuận lợi từ phía các nhà cung cấp thiết bị sau khi áp dụng chế độ EET, kể cả khả năng cho thuê mượn

Nhược điểm: Chức năng phần mềm hạn chế, không phù hợp cho những điểm hoạt động tầm lớn, giao diện sử dụng kém thuận tiện: không có khả năng đánh giá phân tích phức tạp, khả năng mặc định bất tiện, không đảm bảo tính liên tục (sao lưu dữ liệu trong trường hợp mất / hỏng thiết bị)

Giá:

  • Thiết bị độc lập có giá chưa có thuế GTGT từ 12 000 CZK

 

 

4. Thiết bị đầu cuối cầm tay với dịch vụ điện toán đám mây

Thiết bị có kích thước như kích thước của một máy tính tay, tích hợp tất cả các chức năng cần thiết cho việc lưu trữ doanh thu, kể cả khả năng in hóa đơn bán hàng. Đây là một giải pháp chuyên nghiệp cho các điểm hoạt động tầm tương đối nhỏ, kể cả các nhà hàng, với số lượng hóa đơn in ra ở hàng chục. Đặc biệt, giải pháp này thích hợp cho những người kinh doanh không có điểm hoạt động cố định hoặc ở những nơi không có điểm thu ngân. Đối với những điểm hoạt động tầm trung và lớn thì giải pháp này được xem là không phù hợp.

Ưu điểm: Hoạt động ổn định, vận hành đơn giản, khả năng đánh giá phân tích phức tạp và khả năng mặc định thuận tiện (danh mục, thanh toán) thông qua Cổng thông tin Internet, đảm bảo tính liên tục (sao lưu dữ liệu trong trường hợp mất / hỏng thiết bị)

Nhược điểm: Chức năng phần mềm hạn chế, không phù hợp cho những điểm hoạt động tầm lớn, sử dụng bất tiện: chỉ có các phím số

Giá:

  • Riêng thiết bị có giá chưa có thuế GTGT từ 6 000 CZK
  • Phần mềm như dịch vụ – giá chưa có thuế GTGT hàng trăm CZK mỗi tháng (có thể bao gồm cả kết nối Internet GSM)
 
5. Thiết bị loại All-in-one

Đây là loại thiết bị phù hợp cho các doanh nghiệp tầm nhỏ và trung, cũng như cho mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và trung với số lượng hóa đơn in ra ở hàng trăm và hàng nghìn. Phù hợp cho cả những điểm hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống, nơi có yêu cầu cao hơn về độ bền của công nghệ sử dụng. Đối với những điểm hoạt động tầm lớn thì giải pháp này được xem là không phù hợp.

Kết nối dữ liệu: WiFi, GSM (định mức thuê bao dữ liệu trên thẻ SIM của nhà cung cấp dịch vụ thuê bao),  LAN

Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, máy in hóa đơn tích hợp và đầu đọc thẻ nhận dạng khách hàng, sử dụng thuận tiện thông qua Cổng thông tin Internet (đánh giá doanh thu bán hàng, mặc định danh mục), đảm bảo tính liên tục (sao lưu dữ liệu trong trường hợp mất / hỏng thiết bị), khả năng kết nối máy cân, máy quét mã vạch, vv .

Nhược điểm: Không phù hợp với những điểm hoạt động tầm lớn, độ bền trung bình

Giá:

  • Riêng thiết bị có giá chưa có thuế GTGT từ 10 000 CZK
  • Phần mềm như dịch vụ – giá chưa có thuế GTGT từ 250 CZK mỗi tháng (tùy thuộc vào mức độ chọn dịch vụ)
 
6. Máy tính tiền PC

Giải pháp này phù hợp cho các điểm hoạt động tầm trung và lớn, cũng như cho mạng lưới các điểm hoạt động. Những hệ thống thu ngân này phần lớn có cấu hình phù hợp theo đúng yêu cầu và nhu cầu của từng điểm hoạt động.

Kết nối dữ liệu: WiFi, LAN

Ưu điểm: Khả năng thiết kế hệ thống theo đúng nhu cầu hoạt động, lựa chọn phong phú các thiết bị ngoại vi, khả năng cài đặt phong phú những phần mềm thu ngân khác nhau, cũng như hàng loạt các phần mềm thu ngân tiến bộ, chức năng chuyên nghiệp.

Nhược điểm: Giá thành cao  hơn so với máy tính tiền đăng ký, chi phí bảo trì

Giá:

  • Riêng thiết bị, bao gồm cả phần mềm, giá chưa có thuế GTGT từ 30 000 CZK

 

7. Những máy tính tiền một mục đích

Giải pháp này có thể coi là phù hợp cho các điểm hoạt động tầm trung và lớn, cũng như cho mạng lưới các điểm hoạt động. Những hệ thống thu ngân này phần lớn có cấu hình phù hợp theo đúng yêu cầu và nhu cầu của từng điểm hoạt động.

Kết nối dữ liệu: WiFi, LAN

Ưu điểm: Hệ thống có tính ổn định cao, phần cứng có tuổi thọ cao, khả năng thiết kế hệ thống theo đúng nhu cầu hoạt động, phần mềm tính tiền tiến bộ, chức năng chuyên nghiệp, độ bền.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với máy tính tiền đăng ký và máy tính tiền PC, không có khả năng cài đặt phần mềm tính tiền khác.

Giá:

  • Riêng thiết bị, bao gồm cả phần mềm, giá chưa có thuế GTGT từ 55 000 CZK
  1. Máy tính tiền đăng ký phù hợp cho hoạt động EET

Trong trường hợp „Máy tính tiền đăng ký“ cần phải lưu ý đặc biệt đến khả năng sẵn sàng cho hoạt động EET của những thiết bị này.

 

Làm thế nào để nhận biết một Máy tính tiền đăng ký đáp ứng được nhu cầu EET?

– Máy tính tiền được kết nối với Internet, hoặc ít nhất có một giao diện kết nối mạng (LAN) hoặc giao diện có thể mua bổ sung như là một phụ kiện tùy chọn từ nhà sản xuất Máy tính tiền

– Nhà cung cấp tuyên bố rằng họ có thể thay đổi hệ thống trong Máy tính tiền để máy sẵn sàng cho EET (đặc biệt là khả năng truy cập trực tuyến on-line đến máy chủ của cơ quan quản lý thuế khi kết thúc hoàn tất hóa đơn và khả năng lưu trữ off-line hóa đơn vào bộ nhớ khi mất kết nối mạng)

Ưu điểm: Hoạt động ổn định, vận hành đơn giản.

Nhược điểm: Chức năng phần mềm hạn chế, chỉ dành cho những điểm hoạt động tầm nhỏ.

Giá:

  • Đây thường là những mô hình máy tính tiền đắt tiền, với giá chưa có thuế GTGT từ 
    11 000 CZK
  1. Máy tính tiền đăng ký không phù hợp cho hoạt động EET

Phần lớn những máy tính tiền đăng ký giá thấp hiện đang được cung cấp trên thị trường và hầu như tất cả các máy tính tiền đăng ký được lưu hành cách đây từ 3 – 4 năm (ngoại trừ những mô hình dòng máy cao cấp) đều không có khả năng kết nối internet ON-LINE và do đó khả năng rất lớn là những máy tính tiền này không đáp ứng được nhu cầu hoạt động EET.

Chúng tôi khuyến nghị các bạn nên liên hệ trước với nhà cung cấp máy tính tiền đăng ký của mình để hỏi về sự khả năng sẵn sàng của máy tính tiền đối với hoạt động EET.

Cần phải cảnh báo rằng đã có những nhà cung cấp nhỏ lẻ đang mời chào những giải pháp cho EET dựa trên cơ sở sử dụng những máy tính tiền đơn giản, mà rất có thể những thiết bị này cuối cùng sẽ không đáp ứng được nhu cầu hoạt động EET. Trong trường hợp không chắc chắn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ tham vấn với các chuyên gia có thẩm quyền để họ kiểm tra và phản hồi cho các bạn biết. Tại cổng thông tin này chúng tôi cũng sẽ sớm công bố danh sách các nhà cung cấp được phê duyệt, để giúp các bạn định hướng trong thị trường.

Để mua máy tính tiền các bạn có thể chọn bất kỳ giải pháp nào trong số các giải pháp được mô tả ở trên từ 1 – 8.

Ưu điểm: Hoạt động ổn định, vận hành đơn giản.

Nhược điểm: Chức năng phần mềm hạn chế, chỉ dành cho những điểm hoạt động tầm nhỏ.

Giá:

  • Giá chưa có thuế GTGT từ 2 000 CZK

 

Những câu hỏi thường gặp nhất:

 

1. Phải làm gì khi trong vùng không có tín hiệu mạng?

TRẢ LỜI:

Trong trường hợp khách quan, khi người kinh doanh không thể đảm bảo được việc kết nối mạng internet tương thích đủ để việc kinh doanh không bị cản trở hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa hoàn toàn, thì người kinh doanh có thể yêu cầu được miễn nghĩa vụ lưu trữ doanh thu. Khi được miễn, người kinh doanh sẽ lưu trữ doanh thu ở Chế độ đơn giản (chế độ off-line). Trong trường hợp việc thực hiện lưu trữ (hoặc việc in biên lai) gây cản trở đáng kể hoặc thậm chí gây vô hiệu hóa hoàn toàn việc kinh doanh, có thể yêu cầu cấp ngoại lệ hoàn toàn miễn trách nhiệm lư trữ doanh thu.

Hệ thống cũng tính đến trường hợp khi mất kết nối mạng internet, trong trường hợp này, sẽ áp dụng chế độ of-line tạm thời, sau khi kết nối mạng internet đã được khôi phục, người kinh doanh phải gửi thông tin cho Cơ quan quản lý thuế chậm nhất trong vòng 48 giờ từ khi thực hiện việc thu nhận tiền.

2. Nghĩa vụ lưu trữ ở CHẾ ĐỘ ĐƠN GIẢN có nghĩa là gì?

TRẢ LỜI:

Khi thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ đơn giản (§ 16), thủ tục tiến hành tương tự như khi thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ thông thường với sự khác biệt là người nộp thuế:

  1. a) không phải gửi ngay lập tức số liệu doanh thu tại thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ; tuy nhiên những số liệu này bắt buộc phải gửi chậm nhất trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm thực hiện doanh thu và
  2. b) không phải ghi mã số xác định tài chính hóa đơn bán hàng trên hóa đơn cấp cho khách hàng.

Để có thể hoạt động theo chế độ đơn giản, người nộp thuế phải yêu cầu Cơ quan quản lý thuế  cấp giấy phép cho phép thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ đơn giản (of-line).

 

3. Phải làm gì khi mất kết nối với máy chủ EET?

TRẢ LỜI:

Nếu trong quá trình lưu trữ doanh thu xẩy ra hiện tượng vượt quá giới hạn thời gian phản hồi (tức là thời gian từ khi gửi số liệu doanh thu từ thiết bị đầu cuối của người nộp thuế đến khi nhận lại được mã số xác định tài chính hóa đơn bán hàng trên thiết bị đầu cuối của người nộp thuế thường là 2 giây), người nộp thuế:

  1. không phải ghi mã số xác định tài chính trên hóa đơn cấp cho khách hàng và
  2. không phải gửi ngay lập tức số liệu doanh thu lưu trữ tại thời điểm thực hiện doanh thu; tuy nhiên những số liệu này bắt buộc phải gửi ngay lập tức sau khi đã khắc phục được nguyên nhân gây ra hiện tượng vượt quá giới hạn thời gian phản hồi, tuy nhiên chậm nhất trong vòng 48 giờ từ khi thực hiện doanh thu.

4. Tôi phải lưu trữ dữ liệu dưới dạng chứng từ điện tử cũng như dưới dạng chứng từ kế toán thông thường (cuộn giấy kiểm tra in từ máy tính tiền)?

TRẢ LỜI:

Ở đây luật dự thảo không đưa thêm bất kỳ một nghĩa vụ mới nào về việc lưu trữ dữ liệu ngoài khuôn khổ những quy định pháp luật hiện hành.

5. Mỗi nhân viên tính tiền tại điểm hoạt động phải có mã số nhận dạng riêng hay tất cả đều đưa về mã số của chủ nhân điểm hoạt động, hoặc của người nộp thuế đã đăng ký?

TRẢ LỜI:

Luật dự thảo không nói đến việc cần phải nhận dạng nhân viên thu ngân đầu cuối (thí dụ nhân công), tất nhiên khi nhân viên này không phải chính là đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế.

6. TÔI PHẢI GỬI NHỮNG SỐ LIỆU NÀO cho Cơ quan quản lý thuế?

TRẢ LỜI:

Một trong những dữ liệu gửi đi luôn phải có:

  1. tổng doanh thu,
  2. mã số chữ ký bảo mật của người nộp thuế,
  3. số thứ tự biên lai,
  4. ngày và thời gian nhận doanh thu,
  5. mã số xác định cửa hàng và điểm thu ngân và nếu là đơn vị trả thuế GTGT, phân chia cụ thể doanh thu theo từng mục thuế suất thuế GTGT và số liệu về những chế độ đặc biệt.

Những số liệu doanh thu lưu trữ gửi trong bản tin dữ liệu cũng bao gồm:

  1. tổng số tiền thanh toán cho việc giải ngân tiếp theo,
  2. tổng số tiền thanh toán cho việc giải ngân hoặc quyết toán thanh toán tiếp theo,
  3. mã số thuế của người nộp thuế đã ủy quyền việc lưu trữ doanh thu này cho người nộp thuế khác thực hiện lưu trữ doanh thu,
  4. giá tính thuế giá trị gia tăng và thuế theo thuế suất thuế giá trị gia tăng,
  5. tổng số tiền trong chế độ thuế giá trị gia tăng dành cho dịch vụ du lịch,
  6. tổng số tiền trong chế độ thuế giá trị gia tăng dành cho bán hàng đã qua sử dụng.

 

7. CHỨNG THỰC là gì và chứng thực như thế nào?

TRẢ LỜI:

Đơn vị nộp thuế (doanh nghiệp cá nhân cũng như pháp nhân), trong hoạt động kinh doanh của mình có thu nhận doanh thu lưu trữ, trước khi thu nhận doanh thu lưu trữ lần đầu tiên, có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu cấp Số liệu chứng thực lên Cơ quan quản lý thuế. Việc này có thể yêu cầu trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế, hoặc thông qua Hộp thư dữ liệu, nếu có.

Nếu đơn vị nộp thuế yêu cầu cấp số liệu chứng thực qua Hộp thư dữ liệu (theo định dạng và cấu trúc do Cơ quan quản lý thuế  quy định), Cơ quan quản lý thuế  sẽ cấp ngay lập tức số liệu chứng thực cho người nộp thuế – bằng cách gửi lại vào hộp thư dữ liệu. Nếu Đơn vị nộp thuế nộp đơn yêu cầu cấp số liệu chứng thực trực tiếp trong biên bản ghi nhận (tại Cơ quan quản lý thuế), Cơ quan quản lý thuế  sẽ cấp ngay tại chỗ số liệu chứng thực trong quá trình làm việc không có trì hoãn không cần thiết.

Những chứng chỉ này dùng để cài đặt vào thiết bị thu ngân và phục vụ cho việc xác định danh tính của người nộp thuế lập doanh thu lưu trữ, hoặc của điểm hoạt động hoặc của thiết bị thu ngân cụ thể của người nộp thuế (số lượng chứng chỉ phụ thuộc vào quyết định của người nộp thuế, cụ thể người nộp thuế muốn quản lý doanh thu lưu trữ của mình ở mức độ nào – doanh thu cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, cho từng điểm hoạt động, hoặc thậm chí cho từng điểm thu ngân để tiện cho việc theo dõi và bảo mật sau này).

Việc xin chứng thực có thể nên tiến hành làm trước khoảng từ đầu mùa thu năm 2016, để có thể tránh được phức tạp khi hệ thống có tiềm năng bị quá tải cũng như tránh được rủi ro, khi đến ngày áp dụng lưu trữ doanh thu, người nộp thuế vẫn chưa nhận được chứng thực.

8. Phải làm gì khi có thu nhập ngẩu nhiên (ví dụ như từ việc bán táo vườn)?

TRẢ LỜI:

Thu nhập ngẩu nhiên không thuộc doanh thu lưu trữ. Doanh thu lưu trữ bao gồm:

  1. Đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân chỉ gồm những thanh toán thu được từ hoạt động kinh doanh cá thể, ngoại trừ những thu nhập sau đây:
  • thu nhập không chịu thuế thu nhập,
  • thu nhập ngẩu nhiên  hoặc,
  • thu nhập chịu thuế trích lương theo thuế suất đặc biệt, hoặc

 

  1. Đối với đơn vị nộp thuế thu nhập pháp nhân chỉ gồm những thanh toán thu được , ngoại trừ những thu nhập sau đây:
  • thu nhập không chịu thuế thu nhập,
  • thu nhập ngẩu nhiên
  • thu nhập chịu thuế trích lương theo thuế suất đặc biệt
  • thu nhập chịu thuế theo mức tính thuế độc lập hoặc
  • thu nhập từ hoạt động phi kinh doanh

9. MÃ SỐ BẢO MẬT của người nộp thuế là gì?

TRẢ LỜI:

Mã số bảo mật của người nộp thuế, do người nộp thuế tạo ra, để chứng minh rõ ràng mối liên kết giữa người nộp thuế và bản tin dữ liệu; Bộ Tài chính sẽ đưa ra Nghị quyết để quy định phương pháp tạo mã số bảo mật (Nghị quyết kèm theo Luật về lưu trữ doanh thu, tuy nhiên Nghị quyết này chưa hoàn tất).

10. MÃ SỐ XÁC ĐỊNH TÀI CHÍNH là gì?

TRẢ LỜI:

Đây là mã số xác định rõ ràng, do Cơ quan quản lý thuế  tạo ra nhằm xác nhận việc lưu trữ doanh thu. Đây là một mã số, do máy chủ của Cơ quan quản lý thuế tạo ra ngay sau khi bạn gửi bản tin về việc tiếp nhận thanh toán. Thông thường bạn sẽ nhận được mã số này trong vòng 2 giây sau khi gửi số liệu về thanh toán tiếp nhận, và mã số này sẽ được in trong hóa đơn bán hàng mà bạn cung cấp ngay cho khách hàng.

11. Phải làm gì khi tôi nhầm lẫn trên máy tính tiền và tôi cần phải HỦY?

TRẢ LỜI:

Một cách đơn giản, thông tin về việc hủy thanh toán bạn gửi về hệ thống của Cơ quan quản lý thuế  bằng phương pháp giống như khi bạn gửi thông tin về doanh thu, chỉ có điều thông tin sẽ mang số liệu âm để trừ đi – nói một cách dễ hiểu, hủy thanh toán là điều có thể.

12. Nếu như kết nối mạng với Cơ quan quản lý thuế  không hoạt động, khách hàng sẽ không nhận được hóa đơn mua hàng?

TRẢ LỜI:

Không phải như vậy – nếu như kết nối mạng không hoạt động, người bán hàng có thể in cho khách hàng hóa đơn không có mã số xác định tài chính. Tuy nhiên người bán hàng phải gửi dữ liệu lên Cơ quan quản lý thuế, bổ sung trong vòng 48 giờ.

13. Nghề cắt may cũng thuộc đối tượng của EET?

TRẢ LỜI:

Đối với những câu hỏi loại này, người đặt câu hỏi cần phải định hướng rõ hơn để biết thêm về những mã số trong bảng phân nhóm hoạt động kinh tế NACE, những mã số này quy định ai là đối tượng phải lưu trữ doanh thu, tạm thời đã được phê duyệt các nhóm đối tượng cho hai giai đoạn đầu, cụ thể quý 1 năm 2016 – Dịch vụ nhà nghỉ, Dịch vụ nhà hàng và quán ăn – CZ-NACE nhóm 55 và 56 và tiếp theo trong quý 2 – Bán lẻ và bán sỉ – CZ-NACE nhóm 45, 46 và 47.

Từ đó suy ra rằng, nghề cắt may tạm thời không thuộc những nhóm đối tượng EET, tất nhiên không được đồng thời có hoạt động bán lẻ vải, mang lại phần doanh thu đáng kể cho nghề cắt may.

14. Lưu trữ điện tử doanh thu có liên quan đến những cơ sở nhỏ đang không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT – tiếng séc DPH)?

TRẢ LỜI:

Trong trường hợp này cần lưu ý rằng, việc nộp thuế giá trị gia tăng không quyết định về việc áp dụng hay không chế độ của Luật. Đối tượng liên quan đến nghĩa vụ được tính theo lưu trữ doanh thu, là người nộp thuế thu nhập cá nhân và đơn vị nộp thuế thu nhập pháp nhân. Chủ thể của việc lưu trữ doanh thu là những doanh thu lưu trữ của người nộp thuế – nói chung là Doanh thu dưới hình thức tiền mặt. Doanh thu lưu trữ của người nộp thuế thu nhập luôn luôn chỉ gồm thu nhập không phải là thu nhập ngẫu nhiên.

15. Tôi có quầy bán bánh ngọt tại các chợ, hội chợ và lễ hội. Có cần phải lưu trữ doanh thu hay không?

TRẢ LỜI:

Theo triết lý của luật thì thấy rằng, hoạt động bán hàng ở các quầy là hoạt động kinh doanh cố định  trong lĩnh vực bán lẻ thuộc đối tượng áp dụng luật và không thể đưa ra ngoại lệ chỉ trên cơ sở địa điểm bán hàng thay đổi. Ngoại lệ trong trường hợp  bán ngẫu nhiên sản phẩm tự sản xuất ví dụ như: củ quả hoặc rau v.v…, bởi vì đây không thuộc thu nhập từ kinh doanh.

Liên quan đến câu hỏi này là những câu hỏi tương tự: „Làm thế nào để kết nối mạng ở những chợ nông sản?“

Để kết nối mạng trong phạm vi EET chỉ cần máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Nếu như kết nối mạng không hoạt động, người kinh doanh có thể in cho khách hàng hóa đơn không có mã số xác định tài chính do Cơ quan quản lý thuế  cấp. Tuy nhiên người bán hàng phải gửi dữ liệu lên Cơ quan quản lý thuế, bổ sung trong vòng 48 giờ.

16. Trong cửa hàng nhỏ của chúng tôi, một phần doanh thu có được từ bán hàng trực tiếp trong cửa hàng, một phần doanh thu từ bán qua mạng và từ phân phối bán sỉ. EET có liên quan tới chúng tôi không?

TRẢ LỜI:

Chế độ lưu trữ doanh thu sẽ liên quan đến cả việc bán hàng qua mạng cũng như các hình thức bán hàng chuyển phát bưu phẩm khác, mỗi khi có doanh thu dưới một trong những hình thức đã được pháp luật quy định – đặc biệt như thanh toán dưới hình thức tiền mặt, hoặc thẻ tín dụng. Như vậy có thể liên quan tới cả việc bán hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, khi việc thanh toán được thực hiện ngay tại chỗ giao nhận bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, hoặc thông qua cổng thanh toán điện tử tại trang web của chủ cung cấp hàng liên quan.

17. Phải làm thế nào trong trường hợp Đơn vị bán sỉ bán cho người kinh doanh cá thể nhỏ lẻ (người có Mã số đăng ký kinh danh) theo phương thức lập hóa đơn bán hàng? Doanh thu này cũng phải được báo cáo bằng phương pháp điện tử, khi mà chúng tôi đã ghi nhận doanh thu này trong phạm vị kế toán kép truyền thống?

TRẢ LỜI:

Đơn vị bán sỉ bán cho người kinh doanh cá thể nhỏ lẻ sẽ là đối tượng của Luật về lưu trữ doanh thu trong giai đoạn thứ hai, tức là từ ngày mùng một tháng thứ bảy sau khi ban hành Luật về lưu trữ doanh thu, khi có doanh thu trên cơ sở những thanh toán dưới các hình thức đã được pháp luật quy định. Việc lập hồ sơ kế toán không có bất kỳ mối liên quan nào với e-doanh thu (EET). Luật về lưu trữ doanh thu không liên quan đến kế toán của công ty và lưu trữ doanh thu sẽ không kết nối với kế toán.

18. Khi nào thì in hóa đơn bán hàng (in trước hoặc in ngược lại)?

TRẢ LỜI:

Theo Điều § 18 khoản 1 của luật dự thảo về lưu trữ doanh thu hiện tại thì người nộp thuế (người bán hàng) có nghĩa vụ chậm nhất trong thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ phải:

  1. gửi bằng bản tin dữ liệu những số liệu về doanh thu lưu trữ cho Cơ quan quản lý thuế và
  2. lập hóa đơn bán hàng cho người thanh toán doanh thu lưu trữ.

Thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ theo Điều § 18 khoản 2 của Luật dự thảo về lưu trữ doanh thu được hiểu là thời điểm:

  1. thu nhận doanh thu lưu trữ, hoặc
  2. lập lệnh thực hiện doanh thu lưu trữ, nếu thời điểm này đã xảy ra trước.

 

19. Phải làm như thế nào để sửa sai trong hóa đơn bán hàng đã gửi đi?

TRẢ LỜI:

Trong trường hợp có sai sót, ví dụ trên máy tính tiền, có thể tiến hành hủy thanh toán và thông tin về việc hủy sẽ được gửi vào hệ thống của Cơ quan quản lý thuế  bằng phương pháp giống như khi gửi thông tin về doanh thu lưu trữ, nhưng chỉ khác ở phần số liệu mang dấu âm để trừ đi. Về kế toán, hệ thống e-doanh thu (EET) sẽ không kết nối song song với kế toán. Khi khách hàng trả lại hàng, thủ tục sẽ được tiến hành tương tự như khi tiến hành hủy thanh toán trong chế độ e-doanh thu (EET).

20. Tôi hiểu có đúng không: EET được miễn đối với những doanh nghiệp có tổng số doanh thu tiền mặt khai thuế dưới 2 triệu korun?

TRẢ LỜI:

Theo như luật dự thảo về lưu trữ doanh thu hiện tại (§ 37 khoản 3) thì giới hạn 2 triệu korun doanh thu không đồng nghĩa với việc tự động được miễn áp dụng chế độ EET, yếu tố này chỉ là một trong hai tiêu chí cho việc tạm thời miễn lưu trữ doanh thu. Theo quy định này thì sẽ được miễn lưu trữ doanh thu đối với tất cả các doanh thu của người nộp thuế, nếu như tới thời điểm, khi doanh thu của người nộp thuế, mà doanh thu đó theo lý thuyết phải được lưu trữ, trong năm kế toán khai thuế thu nhập trước liền kề, không vượt quá 2 000 000,-Korun và đồng thời cũng không vượt quá 20% tổng số doanh thu, mà doanh thu đó theo lý thuyết phải được lưu trữ, với doanh thu hiện tại tạm thời đang không phải là doanh thu lưu trữ.

Việc áp dụng hệ thống lưu trữ điện tử sẽ được lần lượt tiến hành, trong giai đoạn đầu (đầu năm 2016) sẽ chỉ tiến hành lưu trữ doanh thu đối với các đối tượng cung cấp dịch vụ nhà nghỉ và dịch vụ nhà hàng và quán ăn (mã số NACE 55 và 56), và tiếp theo trong cùng một năm sẽ áp dụng đối với các đối tượng bán sỉ và bán lẻ. Các ngành nghề kinh doanh khác sẽ được lần lượt bổ sung áp dụng.

Chúng tôi đưa ví dụ: một công ty có doanh thu từ nhà hàng 1 triệu korun (thuộc nhóm đối tượng giai đoạn 1) và doanh thu từ xưởng sửa chữa ô tô 5 triệu korun.

Doanh thu từ nhà hàng (thuộc nhóm phải lưu trữ điện tử doanh thu từ năm tới) ở dưới mức 2 triệu korun và doanh thu này chỉ chiếm 16,7% tổng số doanh thu, như vậy doanh thu này đồng thời cũng không vượt quá định mức giới hạn 20% tổng số doanh thu. Như vậy Công ty tạm thời không phải lưu trữ điện tử doanh thu.

 

Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cộng hòa Séc (AMSP ČR)

Dịch thuật: Hội thanh niên sinh viên tại Séc (TNSV)